Chuyển đến nội dung chính

Thặng dư thương mại của Vi���t Nam tháng 8 đạt 2,2 tỷ USD

Trong tám tháng đầu năm 2018, thặng dư thương mại đạt mức kỷ lục 4,7 tỷ USD. Chỉ tiêu này được đánh giá là một bức tường lửa chống lại hiệu ứng lan tỏa từ sự phá giá của hàng loạt đồng tiền mới nổi đến Việt Nam.
thang du thuong mai ky luc giup ngan chan hieu ung pha gia tien te
Ảnh minh hoạ.

Theo nhận định của CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), triển vọng cán cân vãng lai tích cực hơn giúp củng cố khả năng chống chọi của Việt Nam trước các rủi ro bên ngoài.

Điều đó cũng dựng lên một bức tường lửa chống lại một trong những nguy cơ nghiêm trọng nhất hiện nay, hiệu ứng lan tỏa từ sự phá giá của hàng loạt đồng tiền mới nổi. Các chỉ số vĩ mô tích cực như vậy có khả năng xoa dịu tâm lý lo sợ của nhà đầu tư và phần nào giải thích sự ổn định của tiền đồng kể từ giữa tháng 8.

Trong tám tháng đầu năm 2018, thặng dư thương mại đạt 4,7 tỷ USD, kỷ lục chưa từng thấy trong lịch sử Việt Nam. Điều này làm tăng kỳ vọng về bức tranh cán cân vãng lai tích cực trong quý III/2018 và nâng cao khả năng kháng cự của Việt Nam đối với những chấn động bên ngoài. Hoạt động giao thương tăng trưởng mạnh trở lại cũng trùng với thời điểm hoạt động sản xuất công nghiệp trong nước hồi phục.

thang du thuong mai ky luc giup ngan chan hieu ung pha gia tien te

Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy thặng dư thương mại của Việt Nam tháng 8 đạt 2,2 tỷ USD, trái ngược với dự báo thâm hụt 100 triệu USD của Tổng cục Thống kê. Trong khi kim ngạch xuất khẩu đạt 23,5 tỷ USD, tăng 15,6% so với tháng trước, nhập khẩu chỉ ở mức 21,3 tỷ USD, tăng 1,6% so với tháng trước.

thang du thuong mai ky luc giup ngan chan hieu ung pha gia tien te

Lý giải cho mức kỷ lục này, VDSC đưa ra ba nguyên nhân. Đầu tiên, Việt Nam vẫn đã được hưởng lợi từ hoạt động sản xuất của những tập đoàn công nghệ hàng đầu, đặc biệt là Samsung. Xuất khẩu hàng điện tử và các sản phẩm liên quan hồi phục mạnh trong tháng 8 qua đó đẩy doanh thu xuất khẩu tăng mạnh.

Ví dụ, tại tỉnh Bắc Ninh, hoạt động sản xuất công nghiệp của nhà máy Samsung Electronics và Samsung Display đã tăng tốc mạnh mẽ. Chỉ số sản xuất công nghiệp ở tỉnh này, trong tháng 8, tăng 41,3% so với tháng trước và tăng 26,9% so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, các nhà xuất khẩu nông nghiệp của Việt Nam đang có một năm thuận lợi với các mặt hàng chủ chốt như gạo, thủy sản và hoa quả. Cuối cùng, sản xuất trong nước đang dần thay thế hàng hóa nhập khẩu.

Kỳ vọng tiền đồng mất giá tối đa 3%

Tuy nhiên, VDSC cũng cho rằng rủi ro giảm giá tiền đồng vẫn còn hiện hữu. Mặc dù chỉ số US Dollar đang giao dịch quanh mức 95, cổ phiếu Trung Quốc đã giảm mạnh khiến chúng ta nhớ đến năm 2015 khi chỉ số Shanghai Composite giảm 50% chỉ trong 2 tháng và đồng nhân dân tệ giảm 3% so với đầu năm ngay lập tức.

Trung Quốc và Việt Nam có sự liên kết chặt chẽ về nền kinh tế vì quốc gia này là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Đồng nhân dân tệ cũng nằm trong rổ tám loại tiền tệ được sử dụng để tính toán giá trị của đồng.

VDSC kỳ vọng tiền đồng mất giá tối đa 3% trong năm nay. Hiện nay, con số này ở mức 2,6% so với cuối năm trước.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Địa điểm đi chơi Noel 2017: mách bạn địa chỉ cực hot Sài Gòn

Địa điểm đi chơi Noel 2017  này ở đâu bạn có biết không? Hãy cùng chúng tôi ghé thăm những địa chỉ siêu hot này nhé. 1. L'usine  L'usine từ lâu đã được những kẻ ưa cà phê, quán xá xếp vào hàng những quán cà phê có thiết kế siêu chất nhất định phải đến khi ghé Sài Gòn. Từ những bậc cầu thang cũ kỹ cho đến khung cửa sổ, cách bày trí ở đây đều mang hơi hướng châu Âu.  tdpham90 ohmyseanta  Đến L'usine trong những ngày nghỉ lễ, bạn sẽ cảm nhận được sự tấp nập, năng động của quán cà phê luôn rất hot này. Bên cạnh không gian đẹp, thì đồ ăn đồ uống ở quán này cũng rất đầy đủ để bạn ngồi cả ngày cũng không chán. Thêm nữa, quán này có khu vực Fashion với rất nhiều quần áo, đồ thời trang hợp trend. dorothyy31 2. Khanh Casa  Khánh Casa ở Sài Gòn là quán nổi tiếng với các loại trà, vì thế phong cách ở đây được thiết kế theo tông trầm và ấm, tạo cảm giác vừa cổ điển nhưng cũng rất hiện đại. Đến đây vào dịp Tết dương các bạn có thể vừa thưởng...

Dịch COVID-19 hôm nay 12/11: Hà Nội tính phương án thí điểm cách ly F1 tại nhà

  Theo UBND TP Hà Nội, thành phố sẽ xây dựng kịch bản phòng, chống dịch COVID-19 cao hơn so với kịch bản hiện nay, đồng thời tính đến phương án thí điểm cách ly F1 tại nhà. >>Xem thêm:  https://vietnambiz.vn/chu-de/dich-covid-19-270.htm Ngày 12/11, UBND TP Hà Nội cho biết, thời gian qua thành phố đã nghiêm túc thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ nên tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn cơ bản được kiểm soát, theo  Dân trí. Tuy nhiên, Hà Nội vẫn đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ vì là địa bàn rộng, giao thương đông, có thể xuất hiện các ca bệnh mới bất cứ lúc nào do mầm bệnh có thể còn tồn tại ngoài cộng đồng và nguy cơ cao dịch xâm nhập từ bên ngoài. Từ ngày 11/10 đến 12h ngày 11/11, Hà Nội ghi nhận 1.509 ca (trung bình 50,3 ca/ngày), trong đó có 542 ca mắc ngoài cộng đồng (35,9%), 730 ca tại khu cách ly (48,3%) và 216 ca tại khu phong tỏa (14,3%), 21 ca nhập cảnh (1,5%). Thực tế, một số trường hợp đi về từ vùng dịch nhưng không tự giác khai báo, không t...

Dịch COVID-19 hôm nay 7/10: TP HCM dự kiến cho học sinh trở lại trường học vào đầu năm 2022

 Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM cho biết, dự kiến đầu tháng 1/2022, vào học kỳ 2 của năm học sẽ cho học sinh trở lại trường học trực tiếp. >>Xem thêm:  https://vietnambiz.vn/chu-de/dich-covid-19-270.htm Tại buổi họp báo về công tác phòng chống dịch trên địa bàn TP HCM chiều 7/10, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GĐ-ĐT) TP, cho biết dự kiến đầu tháng 1/2022, vào học kỳ 2 của năm học sẽ cho   học sinh   trở lại trường học trực tiếp. Theo ông Hiếu, thời gian qua, Sở GD-ĐT TP HCM đã chủ động phân luồng để thuận tiện trong việc triển khai dạy và học trực tuyến. Thống kê cho thấy tỷ lệ học trực tuyến với khối tiểu học đạt hơn 97%, THPT trên 99%.  TP HCM còn hơn 30.000 học sinh chưa về TP, trong đó 26.000 erm kẹt lại ở tỉnh đăng ký học trực tuyến và hơn 5.000 em học tạm tại các trường tiểu học ở các địa phương này. Ông Hiếu cho biết việc dạy và học trực tuyến gặp khó khăn vì số lượng học sinh cùng lúc đăng nhập khiến hệ thống bị tê liệt, đường...