Chuyển đến nội dung chính

Khoản mục lãi dự thu của ngân hàng

Khoản mục lãi dự thu của ngân hàng là một khoản mục khá quan trọng nhưng nhiều khi lại không thường xuyên được để ý đến. Khoản lãi này được là nguồn thu lãi trong tương lai của ngân hàng và được nhiều chuyên gia nhận định cũng là nguồn ghi nhận "lãi ảo" trong báo cáo tài chính.

Lãi dự thu không ngừng tăng

Theo thống kê từ báo cáo tài chính bán niên 2018 của hơn 20 ngân hàng thương mại cổ phần, tổng số lãi dự thu tính đến thời điểm 30/6 là 147.422 tỷ đồng, gấp gần 3 lần con số của năm 2015 (50.540 tỷ đồng) và tăng 4,4% so với cuối năm 2017.

4 ngân hàng có lãi dự thu lớn nhất là SCB, Sacombank và hai "ông lớn" VietinBank và BIDV. Trong đó, SCB là ngân hàng có lãi dự thu lớn nhất 44.788 tỷ đồng, tăng 7,5% trong 6 tháng đầu năm. Sacombank đứng vị trí thứ hai với 23.791 tỷ đồng, giảm gần 4% so với cuối năm 2017.

6 tháng đầu năm, lãi dự thu của nhiều ngân hàng tăng trưởng khá mạnh. Nhóm ngân hàng tăng nhiều nhất là LienVietPostBank (29,1%); BIDV (21,8%); Techcombank (20,5%); VietBank (20%) và SHB (19,8%).

Ngược lại, có 9/23 ngân hàng khảo sát lại có xu hướng giảm lãi dự thu. Giảm nhiều nhất là các ngân hàng như ACB (giảm 33,7%); Việt Á (giảm 20,9%). Các ngân hàng còn lại có mức giảm thấp hơn và đều dưới 10%.

Có thể nhận thấy, tỷ trọng lãi dự thu trên tổng tài sản ngân hàng dao động trong khoảng tử 0,6 - 9,4%. Ngân hàng có tỷ trọng này cao nhất là SCB và thấp nhất là Eximbank.

Cùng với đó, tỷ lệ lãi dự thu trên thu nhập lãi thuần các ngân hàng dao động từ 0,3 - 26,9 lần, trong đó có 10/23 ngân hàng có tỷ lệ này dưới 1. Điều đó có nghĩa là chỉ có khoảng 10 ngân hàng có lãi dự thu thấp hơn thu nhập từ lãi thuần. Tuy nhiên, có thể nhận ra những thay đổi lãi dự thu có thể làm thay đổi đến thu nhập lãi thuần, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng đó.

soi lai du thu nguon lai ao cua cac ngan hang
Tổng hợp lãi dự thu của các ngân hàng tại 30/6/2018 (Nguồn: DB tổng hơp)

Lãi ước tính không phải là lãi thực

Việc dự thu hay dự chi về bản chất đều không sai nhưng trong một số trường hợp, do việc đánh giá chủ quan về khả năng thu hồi lãi mà các khoản lãi dự thu này sẽ được ghi nhận vào doanh thu. Hay nói một cách khác, sẽ có nhiều trường hợp đã ghi nhận doanh thu lãi nhưng lại không thể thu được.

Lãi dự thu là khoản lãi dự tính thu được (theo kỳ) trên khoản vay của khách hàng khi ký hợp đồng tín dụng. Theo thỏa thuận trên hợp đồng thì hàng kỳ ngân hàng đều hạch toán khoản lãi "dự thu" và thu được khi khách hàng "thực trả".

Theo nguyên tắc thận trong thì ngân hàng chỉ tính lãi dự thu cho nợ nhóm 1, nhóm được đánh giá có rủi ro thu hồi nợ thấp nhất.

Kiểm toán Nhà nước cũng từng nhận định nhiều ngân hàng sử dụng lợi nhuận từ doanh thu không chắc chắn là lãi dự thu của các khoản nợ đã được cơ cấu lại.

Như vậy, việc ghi nhận lãi ảo từ lãi dự thu có thể dẫn đến các hệ luỵ liên quan đến việc chia cổ tức và nộp thuế cho Nhà nước. Và nếu như khoản dự thu này thực sự không thu được sẽ ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính của ngân hàng.

Nhiều chuyên gia đã đưa ra đề xuất Bộ Tài chính và NHNN thực hiện đánh giá, xem xét lại thực trạng của việc ghi nhận lãi dự thu hiện nay. Đồng thời đưa ra những điều chỉnh phù hợp nhằm đảm bảo phản ánh đúng thực tế thu nhập thực sự của ngân hàng.

Lãi dự thu của các ngân hàng tái cơ cấu

Lượng lãi dự thu của SCB và Sacombank lớn bởi đây là hai ngân hàng đã và đang trong quá trình tái cơ cấu sau sáp nhập với khối lượng nợ xấu khổng lồ. Một số ý kiến cho rằng việc cho vay các dự án dở dang khiến số lãi dự thu của SCB khá lớn.

Còn theo đề án tái cơ cấu của Sacombank, NHNN cho phép ngân hàng khoanh số lãi dự thu đã ghi nhận của các khoản nợ xấu và tài sản tồn đọng trên báo cáo tài chính đến ngày 31/12/2015, phân bổ dần số lãi và phí dự thu này vào chi phí hoạt động kinh doanh trong thời hạn tối đa 10 năm.

Eximbank từng được xem là ngân hàng điển hình của việc ghi nhận lãi dự thu ảnh hưởng đến lợi nhuận. Năm 2010, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng là 2.378 tỷ đồng và sang năm 2011, lợi nhuận nhảy vọt lên 4.056 tỷ đồng, lãi dự thu của Eximbank cũng tăng đột biến từ 1.349 tỷ lên 2.493 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận lại giảm nhanh chóng các năm sau đó với lý do chi phí dự phòng rủi ro tăng đột biến, đến năm 2014 và 2015 lợi nhuận chỉ đạt khoảng 60 tỷ đồng.

Thực tế từ các ngân hàng đang trong quá trình tái cơ cấu cho thấy, nếu lãi dự thu quá cao, ngân hàng hoạt động không ổn định cũng dự báo nhiều khả năng phải tái cơ cấu lại.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Địa điểm đi chơi Noel 2017: mách bạn địa chỉ cực hot Sài Gòn

Địa điểm đi chơi Noel 2017  này ở đâu bạn có biết không? Hãy cùng chúng tôi ghé thăm những địa chỉ siêu hot này nhé. 1. L'usine  L'usine từ lâu đã được những kẻ ưa cà phê, quán xá xếp vào hàng những quán cà phê có thiết kế siêu chất nhất định phải đến khi ghé Sài Gòn. Từ những bậc cầu thang cũ kỹ cho đến khung cửa sổ, cách bày trí ở đây đều mang hơi hướng châu Âu.  tdpham90 ohmyseanta  Đến L'usine trong những ngày nghỉ lễ, bạn sẽ cảm nhận được sự tấp nập, năng động của quán cà phê luôn rất hot này. Bên cạnh không gian đẹp, thì đồ ăn đồ uống ở quán này cũng rất đầy đủ để bạn ngồi cả ngày cũng không chán. Thêm nữa, quán này có khu vực Fashion với rất nhiều quần áo, đồ thời trang hợp trend. dorothyy31 2. Khanh Casa  Khánh Casa ở Sài Gòn là quán nổi tiếng với các loại trà, vì thế phong cách ở đây được thiết kế theo tông trầm và ấm, tạo cảm giác vừa cổ điển nhưng cũng rất hiện đại. Đến đây vào dịp Tết dương các bạn có thể vừa thưởng...

Dịch COVID-19 hôm nay 12/11: Hà Nội tính phương án thí điểm cách ly F1 tại nhà

  Theo UBND TP Hà Nội, thành phố sẽ xây dựng kịch bản phòng, chống dịch COVID-19 cao hơn so với kịch bản hiện nay, đồng thời tính đến phương án thí điểm cách ly F1 tại nhà. >>Xem thêm:  https://vietnambiz.vn/chu-de/dich-covid-19-270.htm Ngày 12/11, UBND TP Hà Nội cho biết, thời gian qua thành phố đã nghiêm túc thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ nên tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn cơ bản được kiểm soát, theo  Dân trí. Tuy nhiên, Hà Nội vẫn đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ vì là địa bàn rộng, giao thương đông, có thể xuất hiện các ca bệnh mới bất cứ lúc nào do mầm bệnh có thể còn tồn tại ngoài cộng đồng và nguy cơ cao dịch xâm nhập từ bên ngoài. Từ ngày 11/10 đến 12h ngày 11/11, Hà Nội ghi nhận 1.509 ca (trung bình 50,3 ca/ngày), trong đó có 542 ca mắc ngoài cộng đồng (35,9%), 730 ca tại khu cách ly (48,3%) và 216 ca tại khu phong tỏa (14,3%), 21 ca nhập cảnh (1,5%). Thực tế, một số trường hợp đi về từ vùng dịch nhưng không tự giác khai báo, không t...

Dịch COVID-19 hôm nay 7/10: TP HCM dự kiến cho học sinh trở lại trường học vào đầu năm 2022

 Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM cho biết, dự kiến đầu tháng 1/2022, vào học kỳ 2 của năm học sẽ cho học sinh trở lại trường học trực tiếp. >>Xem thêm:  https://vietnambiz.vn/chu-de/dich-covid-19-270.htm Tại buổi họp báo về công tác phòng chống dịch trên địa bàn TP HCM chiều 7/10, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GĐ-ĐT) TP, cho biết dự kiến đầu tháng 1/2022, vào học kỳ 2 của năm học sẽ cho   học sinh   trở lại trường học trực tiếp. Theo ông Hiếu, thời gian qua, Sở GD-ĐT TP HCM đã chủ động phân luồng để thuận tiện trong việc triển khai dạy và học trực tuyến. Thống kê cho thấy tỷ lệ học trực tuyến với khối tiểu học đạt hơn 97%, THPT trên 99%.  TP HCM còn hơn 30.000 học sinh chưa về TP, trong đó 26.000 erm kẹt lại ở tỉnh đăng ký học trực tuyến và hơn 5.000 em học tạm tại các trường tiểu học ở các địa phương này. Ông Hiếu cho biết việc dạy và học trực tuyến gặp khó khăn vì số lượng học sinh cùng lúc đăng nhập khiến hệ thống bị tê liệt, đường...