Chuyển đến nội dung chính

Phần 8 Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 30 ngày đầu tiên cho con - Tinh túy

https://vietnammoi.vn/thuc-don-an-dam-kieu-nhat-30-ngay-dau-tien-cho-con-24391.html

Chị Nguyễn Thị Ân Điển (Nha Trang) bắt đầu cho bé thứ hai Vương Ngọc Tường Vy ăn dặm lúc 5 tháng tuổi. Điều may mắn là em bé hợp tác ngay từ ngày đầu tiên, em bé tỏ ra rất thích thú. Đến nay gần 40 ngày trôi qua, bé càng tỏ ra yêu thích với thực đơn chị đưa ra và ăn rất tốt.

Chị chia sẻ: “Là mẹ ai cũng mong muốn đem lại điều tốt nhất cho con, kể cả việc ăn dặm đầu đời của con. Mình hết lên mạng tìm hiểu lại mua sách về đọc, thêm tham khảo các mẹ khác trên các hội nhóm nhưng khi bắt đầu cho con ăn cũng có rất nhiều bỡ ngỡ. Mình biết có rất nhiều mẹ vẫn lăn tăn không biết bắt đầu từ đâu và từ món gì như mình. Mình chọn áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật để trải nghiệm những bữa ăn đầu đời cùng con”.

Nói về khó khăn trong quá trình áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho bé Vy, chị cho rằng: “Đồ ăn cho em bé tuy ít nhưng phải đa dạng, nhiều loại nên đi chợ cũng hơi vất vả. Sau này mình kết hợp đi chợ cho cả nhà theo thực đơn của bé luôn. Ví dụ hôm đó bé ăn cháo rau bó xôi, cá và trái cây thì mình cũng nấu cho người lớn giống vậy luôn, rồi trích một phần nhỏ nấu cho bé”.

Nước dùng dashi nấu từ các loại củ quả. (Ảnh: NVCC)


Về chế độ ăn, tháng đầu tiên chị Ân Điển cho em bé ăn một ngày một bữa, vào khoảng 9 – 10h sáng. Sau 1 tháng, chị cho bé ăn thành hai bữa, thêm bữa chiều tầm 18h. Ngay từ khi cho bé ăn dặm, chị đã cho con ăn cháo rây nhuyễn luôn, không cho con ăn bột.

Dưới đây là thực đơn ăn dặm trong tháng đầu tiên của mẹ Ân Điển làm cho bé Vy, mời các mẹ tham khảo.

(Ảnh: NVCC)


Cháo nấu theo tỉ lệ: 1 muỗng gạo 10 muỗng nước, sau đó rây mịn trộn với nước dùng dashi. Nước dùng dashi là các loại rau củ quả nấu chung với nhau 20 phút, sau đó lọc lấy nước dùng để dành trộn với cháo, còn củ quả luộc dùng để rây mịn cho bé ăn dần.

Gợi ý các loại rau củ quả nấu chung cho ra nước dashi:

1. Cà rốt, khoai tây, đậu ve, su su.

2. Hành tây, bắp cải, củ cải trắng.

3. Su hào, cải thảo, súp lơ.

4. Các loại nước luộc rau (nhưng dùng tạm trong ngày thôi và tuyệt đối không dùng củ dền).

Ngày 4, 5 vẫn cháo rây mịn pha loãng, nhưng tăng lên 2 muỗng loại 5ml. (Ảnh: NVCC)


Bí đỏ hấp hoặc luộc chín rây mịn (rây khi còn nóng sẽ dễ hơn). Lấy nước luộc bí trộn với cháo cho vừa độ loãng.


Cắt 5 lá (loại nhỏ vừa, không lấy lá bự) phần ngọn của bó xôi luộc chín rồi cắt nhỏ, rây mịn trộn với cháo.


Cháo trộn súp lơ xanh và chuối.


- Cháo nấu theo tỉ lệ 1 muỗng gạo với 10 muỗng nước, sau đó rây nhuyễn lấy ra 2 thìa nhỏ (1*).

- Nấu nước dùng dashi, lấy 1 muỗng ăn cơm người lớn cho vào (1*), đánh tan nhuyễn (2*).

- Luộc súp lơ xanh cho chín mềm sau đó lấy phần bong, không lấy thân rây nhuyễn cho vào (2*).

- Chuối cắt 1 khoanh tròn với độ dày 1cm (cho bé ăn hết). Chuối để riêng 1 chén khác.

Mỗi bữa ăn là từ 30-40 phút các mẹ nhé. Không nhanh quá cũng không lâu quá. Vì bé mới ăn nên có nhiều bé nếm nếm chút là không ăn nữa. Các mẹ cần kiên nhẫn cho con ăn hết phần ăn (ví dụ 1 muỗng) trong khoảng thời gian trên để bé quen lượng ăn và dần tăng lên.


Khoai lang trộn nước táo và cải trắng.


- Khoai lang luộc hoặc hấp chín xong rây mịn (rây lúc còn nóng sẽ dễ hơn nhé).

- Táo gọt vỏ cắt nhỏ rây lấy nước.

- Cứ 2 muỗng khoai trộn với 1 muỗng nước táo là vừa ăn vì nhiều nước táo sẽ chua mà ít thì không có vị, khoai sẽ đặc, ngán và khó ăn.

- Nếu bé ăn khoai lang rồi thì không cần ăn thêm cháo cũng được. Cho bé ăn số lượng nhiều thêm 1 chút (ví dụ thường 2 muỗng thì món này ăn 3 muỗng).

- Rây mịn củ cải trắng.

- Khoai rây mịn trộn với nước dùng dashi rau củ quả. Lê gọt vỏ cắt nhỏ ép lấy nước.


Đậu hũ luộc cho sôi, rây mịn. Cà chua bỏ hạt bỏ vỏ rây mịn rồi trộn với đậu hũ.




- 1/4 chiếc bánh mì sandwhich (lấy ruột ở trong cho mềm, bỏ viền cứng) cho vào nước dashi, nấu cho mềm rồi lọc và rây mịn. Cà rốt luộc, hấp rây mịn và cho sữa chua không đường vào trộn đều (tỉ lệ là 2 muỗng cà rốt 1 muỗng sữa chua).








Lưu ý nước cà rốt này là cà rốt chín các mẹ nhé. Bé còn nhỏ chưa được dùng nước ép cà rốt tươi. Luộc chín rây mịn cho vào khăn xô vắt lấy nước.




















Nui thập cẩm trộn nước dashi và tráng miệng vú sữa.


- Rau, củ, hạt sen rây mịn (rây khi còn nóng sẽ dễ hơn) (1).

- Nui luộc nhừ hơn bình thường 1 chút, sau đó cắt nhỏ cho vào rây và cho thêm chút nước dashi cho dễ tán. Phần tán được cần khuấy đều cho khỏi vón cục rồi mới trộn với hỗn hợp rau củ (2).

- Cho (1) và (2) trộn lại chung với nhau, thêm nước dashi vào cho đúng độ đặc hoặc loãng cho bé ăn.

- Cho đồ ăn vào nồi cơm điện người lớn hoặc chưng cách thuỷ cho ấm một chút, như vậy sẽ ngon hơn vì quá trình làm đồ ăn nguội lạnh hết rồi.

- Luộc bắp xú cho mềm nhừ xong vớt ra, vắt cho bớt nước, rây mịn. - Tận dụng nước luộc xú, luộc mì Udon (mua ở siêu thị) cho mềm nhừ xong vớt ra rây cho ráo, cắt nát và tán mịn qua rây. - 1 lát kiwi rây mịn (2 muỗng bé ăn).




XEM THÊM

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Địa điểm đi chơi Noel 2017: mách bạn địa chỉ cực hot Sài Gòn

Địa điểm đi chơi Noel 2017  này ở đâu bạn có biết không? Hãy cùng chúng tôi ghé thăm những địa chỉ siêu hot này nhé. 1. L'usine  L'usine từ lâu đã được những kẻ ưa cà phê, quán xá xếp vào hàng những quán cà phê có thiết kế siêu chất nhất định phải đến khi ghé Sài Gòn. Từ những bậc cầu thang cũ kỹ cho đến khung cửa sổ, cách bày trí ở đây đều mang hơi hướng châu Âu.  tdpham90 ohmyseanta  Đến L'usine trong những ngày nghỉ lễ, bạn sẽ cảm nhận được sự tấp nập, năng động của quán cà phê luôn rất hot này. Bên cạnh không gian đẹp, thì đồ ăn đồ uống ở quán này cũng rất đầy đủ để bạn ngồi cả ngày cũng không chán. Thêm nữa, quán này có khu vực Fashion với rất nhiều quần áo, đồ thời trang hợp trend. dorothyy31 2. Khanh Casa  Khánh Casa ở Sài Gòn là quán nổi tiếng với các loại trà, vì thế phong cách ở đây được thiết kế theo tông trầm và ấm, tạo cảm giác vừa cổ điển nhưng cũng rất hiện đại. Đến đây vào dịp Tết dương các bạn có thể vừa thưởng...

Dịch COVID-19 hôm nay 12/11: Hà Nội tính phương án thí điểm cách ly F1 tại nhà

  Theo UBND TP Hà Nội, thành phố sẽ xây dựng kịch bản phòng, chống dịch COVID-19 cao hơn so với kịch bản hiện nay, đồng thời tính đến phương án thí điểm cách ly F1 tại nhà. >>Xem thêm:  https://vietnambiz.vn/chu-de/dich-covid-19-270.htm Ngày 12/11, UBND TP Hà Nội cho biết, thời gian qua thành phố đã nghiêm túc thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ nên tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn cơ bản được kiểm soát, theo  Dân trí. Tuy nhiên, Hà Nội vẫn đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ vì là địa bàn rộng, giao thương đông, có thể xuất hiện các ca bệnh mới bất cứ lúc nào do mầm bệnh có thể còn tồn tại ngoài cộng đồng và nguy cơ cao dịch xâm nhập từ bên ngoài. Từ ngày 11/10 đến 12h ngày 11/11, Hà Nội ghi nhận 1.509 ca (trung bình 50,3 ca/ngày), trong đó có 542 ca mắc ngoài cộng đồng (35,9%), 730 ca tại khu cách ly (48,3%) và 216 ca tại khu phong tỏa (14,3%), 21 ca nhập cảnh (1,5%). Thực tế, một số trường hợp đi về từ vùng dịch nhưng không tự giác khai báo, không t...

Dịch COVID-19 hôm nay 7/10: TP HCM dự kiến cho học sinh trở lại trường học vào đầu năm 2022

 Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM cho biết, dự kiến đầu tháng 1/2022, vào học kỳ 2 của năm học sẽ cho học sinh trở lại trường học trực tiếp. >>Xem thêm:  https://vietnambiz.vn/chu-de/dich-covid-19-270.htm Tại buổi họp báo về công tác phòng chống dịch trên địa bàn TP HCM chiều 7/10, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GĐ-ĐT) TP, cho biết dự kiến đầu tháng 1/2022, vào học kỳ 2 của năm học sẽ cho   học sinh   trở lại trường học trực tiếp. Theo ông Hiếu, thời gian qua, Sở GD-ĐT TP HCM đã chủ động phân luồng để thuận tiện trong việc triển khai dạy và học trực tuyến. Thống kê cho thấy tỷ lệ học trực tuyến với khối tiểu học đạt hơn 97%, THPT trên 99%.  TP HCM còn hơn 30.000 học sinh chưa về TP, trong đó 26.000 erm kẹt lại ở tỉnh đăng ký học trực tuyến và hơn 5.000 em học tạm tại các trường tiểu học ở các địa phương này. Ông Hiếu cho biết việc dạy và học trực tuyến gặp khó khăn vì số lượng học sinh cùng lúc đăng nhập khiến hệ thống bị tê liệt, đường...